1. Triệu chứng lâm sàng:
Giai đoạn đầu của bệnh triệu chứng thường nghèo nàn, thường biểu hiện bằng:
- Trẻ ngừng tăng cân hoặc sút cân.
- Lớp mỡ dưới da mỏng dần.
- Trẻ chậm biết đi, ít hoạt bát.
- Da xanh dần.
1.1. Suy dinh dưỡng nhẹ (SDD I):
- Cân nặng/tuổi còn 70%- 80% (-2SD đến -3SD).
- Lớp mỡ dưới da mỏng.
- Trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
1.2. Suy dinh dưỡng vừa (SDD II):
- Cân nặng/tuổi còn 60% - 70% (-3SD đến – 4SD).
- Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi.
- Trẻ biếng ăn.
- Rối loạn tiêu hóa từng đợt.
1.3. Suy dinh dưỡng nặng: Được thể hiện dưới 3 thể bệnh:
◊ Thể phù (Kwashiorkor):
Do ăn quá nhiều tinh bột, trẻ thừa glucid nhưng lại thiếu lipid, đặc biệt thiếu Protid trầm trọng.
- Trẻ thường chậm chạp, kém chơi.
- Phù: Bắt đầu từ mặt và 2 chi dưới, sau đó phù toàn thân, phù trắng, mềm, ấn lõm.
- Rối loạn sắc tố da: Trẻ xuất hiện những nốt đỏ ở bẹn, chi, mông, các nốt này tập trung thành mảng đỏ và thâm đen rồi bong ra để lại ở dưới lớp da non dễ bị nhiễm trùng làm da trẻ loang lổ như da rắn, thường gặp ở trẻ trai.
- Cân nặng còn 60%- 80% trọng lượng chuẩn.
- Tóc thưa, bạc màu, dễ gãy, dễ rụng.
- Răng mất bóng, sẫm màu, dễ bị sâu, mọc chậm.
- Mắt khô, sợ ánh sáng, loét giác mạc, dễ đưa đến mù do thiếu vitamin A.
- Xương loãng, thiếu chất vôi, chậm cốt hóa, dễ biến dạng xương.
- Gan thường to, chắc do thoái hóa mỡ, có thể dẫn tới suy gan.
- Trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa: Khả năng hấp thu kém, nhu động ruột giảm.
- Tụy teo dần và giảm men tiêu hóa.
- Não: Nếu tình trạng suy dinh dưỡng nặng và sớm, trước 3 tuổi, sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của não và giảm trí thông minh.
- Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
◊ Thể Marasmus:
- Trẻ thiếu cả 3 chất glucid, lipid và protid. Trẻ mất hết lớp mỡ dưới da ở mặt, mông, chi, trẻ gầy đét, mặt hốc hác, mắt trũng, da khô, nhăn nheo như cụ già.
- Cân nặng giảm <60% trọng lượng chuẩn, không phù.
- Thiếu các vitamin A, D, B1, B12, K…
- Gan không to.
- Trẻ ít bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Tiên lượng trước mắt tốt hơn để phù.
◊ Thể phối hợp:
- Cân nặng còn < 60% so với chuẩn.
- Có phù.
- Triệu chứng của cả 2 thể trên.
2. Các xét nghiệm cận lâm sàng:
2.1. Xét nghiệm máu:
- Hb giảm, Hematocrit giảm.
- Protein máu giảm nhẹ ở thể Marasmus, nặng ở thể Kwashionkor.
- Albumin huyết thanh giảm, đặc biệt trong thể phù, tỷ lệ A/G đảo ngược.
- Điện giải đồ: Na, K thường giảm.
- Đường máu giảm.
- Sắt huyết thanh giảm nhiều trong thể Kwashionkor.
2.2. Các xét nghiệm khác:
- Xét nghiệm phân: Cặn dư phân có thể có tinh bột, sợi cơ, hạt mỡ.
- Xét nghiệm dịch tiêu hóa: Độ toan giảm, men tiêu hóa giảm.
- Xét nghiệm miễn dịch: Miễn dịch dịch thể IgG bình thường, miễn dịch tế bào giảm, Lympho T giảm, miễn dịch tại chỗ IgA giảm.
- Trong thể nặng: Có thể có chức năng gan giảm.
3. Chẩn đoán xác định:
- Dựa vào chỉ số nhân trắc: Chiều cao, cân nặng, vòng cánh tay, lớp mỡ dưới da.
- Phù.
4. Chẩn đoán độ - thể:
Dựa theo cách phân độ ở trên. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng nặng sẽ phân thể.
=============================================================
👩⚕️LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.
☎️ Hotline – Zalo – Facebook – Viber: 0968.556.133 - 0931.699.116.
📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.