I. CÁC LỚP TUỔI TRONG NHI KHOA
1. Sơ sinh thiếu tháng: sinh khi chưa đủ 37 tuần thai.
2. Sơ sinh đủ tháng: sinh khi đủ 37 tuần thai và trong 28 ngày đầu đời.
3. Nhũ nhi: trên 1 tháng dưới 12 tháng
4. Trẻ nhỏ: 1-6 tuổi
5. Trẻ lớn: 6 - 12 tuổi
6. Thanh thiếu niên: 12 - 18 tuổi.
II. NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC Ở TRẺ EM SO VỚI NGƯỜI LỚN: sự khác biệt chỉ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi , sau 1 tuổi hàu như không có khác biệt so với người lớn.
1. Về hấp thu thuốc.
a. Đường uống
- PH dạ dày trẻ em cao hơn, sự tống bóp chất chứa trong dạ dày yếu =》 ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các thuốc là acid (aspirin, phenolbarbitl), base yếu (theophylin, cloroquine...) .
- Nhu động ruột trẻ em mạnh hơn nên tốc độ di chuyển thuốc trong ống tiêu hóa nhanh hơn =》 giảm hấp thu triệt để các thuốc dạng phóng thích chậm.
- Hệ enzyme phân hủy thuốc ở trẻ dưới 6 tháng ch7wa hoàn chỉnh, do đó 1 số thuốc ở dạng este hóa như cloramphenicol palmitat không tách được gốc este ra để giải phóng thuốc ở dạng tự do được.
b. Đường tiêm
- Hạn chế tiêm bắp.
- Ưu tiên tiêm tĩnh mạch
c. Đường qua da: da mỏng nên khả năng thấm thuốc mạnh
- Corticoide thoa da cần thận trọng vì tác dụng gần tương đương đường toàn thân.
- Không được thoa các loại tinh dầu như methol , long não... lên mũi hay lên da vì có thể kích thích mạnh lên đầu mút thần kinh gây ngạt do liệt cơ hô hấp.
2. PHÂN BỐ THUỐC
- Thể tích phân bố (Vd) ở trẻ nhỏ cao hơn so với người lớn, do lượng albumin thấp, làm nồng độ thuốc tự do tăng lên.
- Các thuốc tan nhiều trong lipid thì Vd ít khác biệt so với người lớn. Ngược lại thuốc tan nhiều trong nước thì Vd cao hơn rõ rệt.
3. CHUYỂN HÓA THUỐC TẠI GAN
a. Pha 1: là các phản ứng oxy hóa - khử, thủy phân, các phản ứng này ở trẻ dưới 1 tuổi xảy ra rất yếu vì hệ enzyme chuyển hóa thuốc chưa hoàn thiện về chất lượng và số lượng.
b. Pha 2 : các phản ứng liên hợp với acid acetic, sulfuric,glucuronic... để tạo thành các chất có tính phân cực mạnh, dễ thải qua mật hoặc nước tiểu.
=》 Tốc độ chuyển hóa của thuốc ở trẻ dưới 1 năm đặc biệt là sơ sinh yếu hơn hẳn so với người lớn, thời gian bán thải sẽ dài hơn.
- Với trẻ1 -8 tuổi tốc độ khử hoạt thuốc sẽ mạnh hơn người lớn, do đó liều thuốc tính theo cân nặng ở lứa tuổi này cao hơn so với người lớn.
4. BÀI XUẤT THUỐC QUA THẬN
- Tốc độ lọc cầu thận ở sơ sinh chỉ bằng 1/3 người lớn. Đến 1 tháng tuổi thì đạt 1/2 người lớn.
- Từ 9 - 12 tháng chức năng thận trẻ em hoạt động như người lớn nên không càn hiệu chỉnh liều khi dùng thuốc.
III. NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ ĐÁP ỨNG VỚI THUỐC Ở TRẺ EM
1. Tính nhạy cảm với thuốc: trẻ dưới 1 tuổi rất nhạy cảm với 1 số nhóm thuốc do 1 số cơ quan chưa hoàn thiện.
a. Hệ TKTW: đến 8 tuổi mới hoàm thiện được như người lớn, tính thấm với hàng rào máu não cũng cao hơn =》 rất nhạy với 1 số thuốc ức chế TKTW : Morphin, phenolbarbital, meprobamat....
b. Hệ tim mạch
- Khi bị stress hoặc ức chế bởi thuốc mê rất dễ bị quá tải và trụy mạch. Hạ huyết áp quá mức dễ gặp khi dùng lợi tiểu hoặc thuốc hạ áp ngay ở liều điều trị.
c. Hệ thống điều hòa thân nhiệt
- khả năng điều hòa thân nhiệt chưa hoàm chỉnh cho đến 1 tuổi. Nhiều thuốc hạ sốt có thể gây biến đổi thân nhiệt một cách đột ngột và gây tụt nhiệt độ quá mức hoặc ngược lại gây sốt.
- Ví dụ: aspirin và các NSAID liều cao gây tăng nhiệt độ , kháng H1 liều cao gây sốt, .......
d.Dị ứng da: da trẻ mỏng, dễ thấm, diện tích rộng... nên dễ gây dị ứng, gây độc khi bôi lên da
Các thuốc dễ gây dị ứng: sulfamide, tetracyclin, penicillin, isoniazid, cephalosporin, barbiturat, aspirin.....
2. Các tác dụng không mong muốn
- Chậm lớn khi du gf corticoid, tetracyclin.
- Dậy thì sớm khi dùng androgen.
- Tăng áp lực sọ não khi dùng corticoid, vitamin A,D, acid nalidixic, nitrofurantoin.
- Vàng da với novobiocin, sulfonamide,vitamin K3...
- Lồi thóp, vàng da khi dùng tetracyclin.
- Biến dạng sụn tiếp hợp khi dùng kháng sinh Quinolon.
- Dễ bị ngạt và liệt hô hấp khi dùng nhóm giảm đau Opiat.
IV. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC CHO TRẺ EM.
1. LIỀU THUỐC CHO TRẺ EM
- Các công thức tính liều trẻ em thông qua liều người lớn: các bác sĩ nhi khoa ít áp dụng hay nhớ công thức này vì thực ra liều thuốc ở người lớn cũng thay đổi. Họ thường cố gắng ghi nhớ liều từng thuốc theo cân nặng của trẻ hoặc tra cứu khi cần thiết.
- Đối với trẻ em béo phì cần tính ra cân nặng chuẩn chứ không áp dụng máy móc liều theo cân nặng vì thể trọng mỡ của trẻ lớn:
Cân nặng lý tưởng = (H^2 × 1.65) : 1000.
H là chiều cao tính theo cm.
- Đối với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp hoặc thuốc rất độc như thuốc trị ung thư, liều phải tính theo diện tích bề mặt cơ thể.
- LIỀU DÙNG VỚI TỪNG THUỐC CỤ THỂ THƯỜNG DO NHÀ SẢN XUẤT ĐỀ XUẤT VÀ GHI TRONG TỜ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG. TUY NHIÊN LIỀU KHUYẾN CÁO CHỈ NÊN SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ KHỞI ĐẦU, SAU ĐÓ CĂN CỨ VÀO ĐÁP ỨNG LÂM SÀNG , NỒNG ĐỘ THUỐC TRONG MÁU ĐỂ ĐIỀU CHỈNH CHO PHÙ HỢP.
2. SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
- Với trẻ dưới 8 tuổi việc dung thuốc phải thông qua cha mẹ hoặc bảo mẫu, vì vậy khi kê đơn phải ghi rõ ràng cách dùng, và yêu cầu người cho trẻ dùng thuốc nhắc lại để kiểm tra độ chính xác.
- Phải giải thích cho trẻ hiểu lí do phải uống thuốc.
- Chọn thuốc có mùi vị phù hợp từng trẻ giúp tuân thủ điều trị.
- Hạn chế cho nhiều thuốc trong 1 toa.
- Tránh các thời điểm dùng thuốc khi ở trường học hay trước ăn sáng 1 giờ vì khó tuân thủ.
- Với trẻ dễ bị nôn khi uống thuốc thì nên cho trẻ uống thuốc trước sau đó ăn ngay (đối với những loại thuốc phải uống trong hoặc sau ăn).
- Không được lừa trẻ thuốc là kẹo dù thuốc có thơm hay ngọt.
- Không được bóp mũi để ép trẻ uống thuốc.
=============================================================
👩⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y - Thuocdongy365.com
☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.