Dưới đây là những điều mà các bậc phụ huynh không thể bỏ qua khi có con em đang trong độ tuổi tiêm chủng:
1. Không cần chích sởi đơn lúc 9 tháng, đợi đến 1 tuổi chích luôn sởi- quai bị- rubella cho tiện.
Bạn không nên bỏ qua mũi này, đặc biệt là trong thời gian chuẩn bị có bệnh sơi , vì sởi là bệnh rất nguy hiểm, sau 1 tuổi bạn vẫn cho con chích mũi 3 in 1 (sởi – quai bị - rubella) bình thường.
2. Đã chích vaccine 5 in 1 dịch vụ (pentaxime) hoặc 6 in 1 (infanrix) thì không thể chích 5 in 1 nhà nước (quinvaxem) nữa và ngược lại .
Điều này không đúng, trong tình trạng khan hiếm vaccine như hiện nay bạn có thể chích luôn phiên các vaccine trên mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch .
3. Không cần chích thủy đậu vì đó là bệnh trong đời ai cũng sẽ bị và nhiều bé chích rồi vẫn bị .
Điều này không đúng, không phải ai cũng sẽ bị thủy đậu kể cả tiêm chủng hay không tiêm chủng. Những người được tiêm chủng thì khả năng bảo vệ lên đến 90 % và nếu có bị thì cũng nhẹ hơn người không chích rất nhiều .
4. Sống ở thành phố không có heo, vì vậy không cần chích viêm não nhật bản.
Bạn không thể đảm bảo là con bạn không đi đến vùng có heo và chim liếu điếu trong suốt cuộc đời (du lịch , căm trại , về quê…) vì vậy vẫn nên chích cho bé. VNNB là bệnh khá nặng.
5. Uống rotavirus thì bé sẽ không bị tiêu chảy.
Tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó rotavirus hay gây tiêu chảy nặng. Uống ngừa rota vẫn có thể bị tiêu chảy do rota nhưng mức độ nhẹ hơn, giảm nguy cơ mất nước và phải nhập viện.
6. Không nên chích nhiều mũi vaccine cùng lúc sẽ làm bé mệt, dễ phản ứng .
Ở các nước tiến bộ, người ta khuyên nên chích nhiều vaccine cùng buổi đi tiêm nhằm: 1/giúp trẻ hoàn thành sớm chương trình tiêm chủng, tránh tình trạng thiếu do khan hiếm vaccine, do sức khỏe của trẻ không đảm bảo. 2/ giảm chi phí đi lại, nghỉ học, ngày công lao động của bố mẹ tiền khám sàng lọc.3/ Giúp trẻ ít phải tới bệnh viên/ pk, giảm sự sợ hãi và ác cảm của trẻ, tránh lây nhiễm chéo các bệnh từ trẻ khác trong môi trường đông đúc. 4/ xác suất xảy ra phản ứng phụ không cao hơn so với chích từng mũi một.
7. Trẻ đang ho, sổ mũi hay phân lỏng thì không thể tiêm ngừa. Tiêm vào sẽ làm bệnh nặng hơn.
Trừ khi trẻ bệnh nặng mới không chích ngừa để tránh nhầm lẫn các dấu hiệu bệnh trở nặng với phản ứng phụ của vaccine sau tiêm. Các bệnh nhẹ như cảm, tiêu chảy … vẫn chích ngừa bình thường. Đây chính là lí do nhiều trẻ em VN bị thiếu nhiều mũi vaccine cần thiết.
8. Chích vaccine sởi- quai bị- rubella có thể gây bệnh tự kỉ.
Đây là một điều hoàn toàn không đúng,đã bị bác bỏ từ lâu, người đưa ra nghiên cứu này đã phải rút bài và xin lỗi. Tạp chí the Lancet đăng bài này sau đó cũng đã phải rút bài.
9. Nếu bị lỡ 1 liều vaccine thì phải chích lại từ đầu.
Không, nếu bạn bị lỡ 1 liều vaccine vì lí do gì đó, bạn cứ việc chích tiếp . Ví dụ mũi 2 của viêm não nhật bản được hẹn sau 1-2 tuần , nhưng vì lí do gì đó 1-2 tháng sau bạn mới quay lại được thì mũi 2 vẫn được chích như bình thường, 1 năm sau vẫn nhắc mũi 3 như bình thường .
10. Cúm chỉ là bệnh vặt cần gì tiêm chủng.
Cúm không hề là bệnh vặt, ở Mỹ tiêm chủng đầy đủ tỉ lệ tử vong do cúm ở trẻ dưới 18 tuổi là 0.05-0.38 / 100.000. con số này sẽ cao hơn ở các nước nghèo và đang phát triển. Ngoài ra cúm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm: viêm phổi, viêm tai. Người già yếu, trẻ dưới 2 tuổi, trẻ có bệnh nền … là những đối tượng nguy cơ cao. Cần phân biệt cúm và cảm thường
=============================================================
👩⚕️CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y: DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ LIỄU.
☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.
📧 Email: DuocsiLieu151@gmail.com.
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.