Hè đến rồi!!! Nếu bạn sở hữu một làn da khỏe mạnh để tự tin, tung tăng dạo biển dưới nắng hè thì còn gì tuyệt vời hơn? Bôi kem chống nắng để bảo vệ da chính là điều mà bác sĩ da liễu khuyên bạn nên dùng.
Thế nhưng:
❓ Tại sao bôi kem chống nắng rồi mà da vẫn bị đen, rám?
❓ Kem chống nắng bôi vào lúc nào là đúng?
❓ Vì sao đã chọn kem chống nắng có chỉ số SPF cao nhưng hiệu quả vẫn không được như ý?
⭐ Rất nhiều câu hỏi đặt ra trong quá trình sử dụng kem chống nắng mà câu trả lời không phải ai cũng biết?
🌺 MỤC ĐÍCH CỦA KEM CHỐNG NẮNG 🌺
Trong ánh nắng chứa rất nhiều tia cực tím (UVA, UVB, UVC) khiến da bị tổn thương
➡ UVA: lượng bức xạ chiếm nhiều nhất (95%-99%), xuyên qua kính, áo khoác, khẩu trang, mạnh từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Chúng ta không cảm nhận được sức nóng của tia này, nhưng nó lại có tác về lâu về dài gây nên các nếp nhăn, lão hóa da.
➡ UVB: cảm nhận được qua sức nóng, mạnh nhất từ 10am-4pm. UVB phần lớn bị tầng ozon ngăn lại, gây kích thích quá trình chuyển hóa melanin, làm bỏng da, cháy nắng. Nếu để tình trạng cháy nắng diễn ra lâu và thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư da.
➡ UVC: độc hại, chiếu xuyên qua khi tầng Ozon bị thủng, nguyên nhân chính gây ung thư da.
Ngay cả khi trời nhiều mây, sẫm tối hoặc mưa thì tia UV vẫn hoạt động từ 20-60%. Nhiều người lầm tưởng rằng, chỉ cần dùng áo chống nắng, khẩu trang, mũ khi ra đường là đủ tránh nắng. Tuy nhiên như vậy là chưa đủ vì phương pháp này chỉ một phần bảo vệ khỏi tác động của tia UVB (nóng rát da, cháy nắng) nhưng hoàn toàn vô dụng trước tia UVA (gây tác hại lâu dài).
Do đó, việc dùng kem chống nắng là biện pháp tốt để ngăn chặn tác hại của ánh nắng mặt trời, bên cạnh đó có tác dụng chống lão hóa, rám, tàn nhang và nguy cơ ung thư da.
🌺 CHỈ SỐ CỦA KEM CHỐNG NẮNG 🌺
➡ SPF là 3 chữ cái viết tắt của “Sun Protection Factor”, là thước đo số giờ trung bình làn da được bảo vệ khỏi tia cực tím.
Theo lý thuyết, 1 SPF bảo vệ da khỏi tia cực tím trong trong 10 phút. Sử dụng kem có SPF 15 sẽ bảo vệ được da trong 150 phút, SPF 50 là 500 phút. Điều này đồng nghĩa với cứ SPF càng cao thì da càng tránh được tia cực tím càng lâu.
Tuy nhiên sự thật không phải cứ SPF càng cao thì sẽ tốt cho da. Thực tế, kem chống nắng lưu lại trên da càng lâu thì sẽ gây bít lỗ chân lông, làm da tổn thương dẫn đến mụn nhọt.
Bên cạnh đó, SPF càng cao thì thành phần hóa học càng nhiều dễ khiến da bị kích ứng. Như vậy, chỉ số SPF không khác nhau về hiệu quả chống nắng, mà khác nhau thời gian bảo vệ chống nắng.
Do đó, những sai lầm về lựa chọn kem chống nắng không những khiến hiệu quả chống nắng không tốt mà còn khiến da bị tổn thương.
➡ PA: chỉ số chống tia UVA. Càng nhiều + thì mức độ chống tia UVA càng cao, hiện nay cao nhất là PA++++
👉 👉👉 CÁC BÁC SĨ DA LIỄU KHUYÊN:
➢ Nên chọn sản phẩm có ghi chữ broad spectrum (Độ rộng quang phổ rộng), hoặc có cả 2 chỉ số chống nắng SPF (chống tia UVB) và PA (chống tia UVA).
➢ Lựa chọn sản phẩm có SPF phù hợp: Trong thực tế không nhất thiết phải dùng kem chống nắng có SPF cao, thường chỉ cần dùng loại có SPF từ 15-30 nhưng đúng cách là được. Đặc biệt với bệnh nhân có rám má, tàn nhang nên từ SPF 30 trở lên. Cũng cần chọn loại kem chống nắng phù hợp với tính chất làn da của mình (vật lý hay hóa học, dạng crea hay lotion, xịt...)
➢ Thời gian bôi kem trước khi ra nắng: nếu sử dụng kem chống nắng hóa học, nên đợi 20-30 phút sau khi bôi kem mới ra ngoài nắng để kem có thời gian thẩm thấu vào da và tạo nên lớp bảo vệ. Nếu là kem chống nắng vật lý thì không cần đợi. Kem chống nắng kết hợp vật lý và hóa học thì đợi 15-30 phút.
➢ Liều lượng sử dụng: sử dụng khoảng 1/4 -1/3 thìa cà phê kem chống nắng thì mới đủ lượng kem cần thiết che phủ cho cả khuôn mặt. Để chống nắng hiệu quả, bôi đủ lượng kem là vô cùng quan trọng để đạt được tác dụng tối ưu. Lượng kem chống nắng đủ theo FDA khuyến cáo là: 2mg/cm2.
➢ 2-3 tiếng cần bôi kem chống nắng 1 lần: Trong điều kiện bình thường, tác dụng của kem chống nắng chỉ có thể bảo vệ da tốt trong khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Chính vì vậy, khuyến cáo chuẩn nhất là cứ 2-3 tiếng bạn cần bôi lại kem chống nắng một lần để có tác dụng bảo vệ tốt nhất.
➢ Bôi kem chống nắng cả khi ở trong nhà: Kể cả khi trời nhiều mây hoặc ở trong nhà, tia UV vẫn có thể làm hại da. Vì thế, hãy dùng kem chống nắng hàng ngày, chứ không chỉ dành riêng những ngày nắng, và hãy bôi kem chống nắng ngay cả khi trong nhà.
🎁 Dù công dụng của kem chống nắng là không thể phủ nhận, nhưng không có nghĩa là chúng ta quá ỷ lại vào sản phẩm này. Không có một loại kem chống nắng nào có thể bảo vệ 100% khỏi tia cực tím gây hại. Vì thế ngoài việc sử dụng kem chống nắng, bạn nên dùng các phương pháp bảo vệ đơn giản nhưng rất hiệu quả như đội mũ, mặc quần áo dài, che mặt khi đi ra ngoài trời nắng gắt, đặc biệt hạn chế đi vào khoảng thời gian cao điểm của tia cực tím (từ 10h – 16h).
ST, DSĐH Nguyễn Thị Liễu.
___________________________________________
👩⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:
☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.
👩⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.