Mồ hôi là hệ thống làm mát tự nhiên, phòng tránh bệnh, gồm muối và một lượng nhỏ “chất thải” của cơ thể.
Mồ hôi cũng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe.
Cơ thể con người là một cỗ máy hoàn thiện với hệ thống điều hòa thân nhiệt tự nhiên nhanh chóng, hiệu quả. Lúc cơ thể bạn trở nên quá nóng, lúc bị sốt, khi tập luyện, làm việc nặng nhọc hay ăn đồ cay nóng thì hệ thống ấy sẽ tự động khởi động và thoát ra ngoài cơ thể một chất dịch lỏng có tên là mồ hôi.
Vậy mồ hôi là gì? Trong thành phần mồ hôi có chứa những chất gì? Và việc ra mồ hôi có tác dụng và ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
MỒ HÔI LÀ GÌ?
Mồ hôi là một chất dịch lỏng tiết ra từ cơ thể con người với dung môi là nước và chất hòa tan hàm chứa trong đó (chủ yếu là các muối clorua) do các tuyến mồ hôi nằm ở da của các động vật có vú tiết ra. Trong mồ hôi cũng hàm chứa nhiều chất thơm như methylphenol (o - cresol) và methylphenol (p - cresol) cũng như một lượng nhỏ urê.
Hiện tượng cơ thể bài tiết mồ hôi được gọi bằng một tên thông dụng là đổ mồ hôi hay ra mồ hôi, còn hiện tượng bài tiết mồ hôi ở cường độ cao do sốc hay do cơ thể nằm trong tình trạng nguy hiểm được gọi là vã mồ hôi hay toát mồ hôi.
THÀNH PHẦN CỦA MỒ HÔI
Mồ hôi là hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể. Khi thân nhiệt vượt quá ngưỡng cho phép thì tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động.
Mồ hôi chủ yếu là sự kết hợp của muối và một lượng nhỏ “chất thải” của cơ thể được tiết qua những tuyến mồ hôi nhỏ li ti trên bề mặt da. Khi mồ hôi đọng trên bề mặt da và bắt đầu bốc hơi, nó sẽ làm mát cơ thể.
Cụ thể thì thành phần của mồ hôi gồm:
Nước 98 - 99%. Chất hữu cơ 0, 6%. Muối 0, 5%.
Sunfat, phốt phat: Mồ hôi có tỷ trọng 1,001-1,008, có tính chất acid, độ pH 5-6 và mồ hôi do oi bức acid hơn mồ hôi do lao động. Mồ hôi giữ ẩm cho da được mịn màng mềm mại. Thành phần các chất trong mồ hôi phức tạp và thay đổi tùy loại mồ hôi, tùy nguyên nhân gây đổ mồ hôi như lao động nặng hay khi trời oi bức. Nói chung nó bao gồm nước 98-99%, còn lại 1-2% là urat, acid lactic, muối vô cơ…
Quá trình bài tiết mồ hôi được chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, tâm lý và vị giác.
TÁC DỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỒ HÔI ĐỐI VỚI CƠ THỂ
Mồ hôi có tác dụng chính là làm mát cơ thể, điều hòa thân nhiệt. Khi mồ hôi trên da bốc hơi, nó có tác dụng làm mát cho cơ thể vì nhiệt hóa hơi của nước rất đáng kể.
Góp một phần vào quá trình bài tiết bã nhờn ra khỏi cơ thể hay làm đẹp da và giảm cân. Dù số lượng bài tiết không nhiều nhưng nếu tuyến mồ hôi ngừng hoạt động thì lớp da của con người sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm rất cao.
Chính vì vậy trong thời tiết nóng bức hay trong lúc các cơ bắp sinh nhiệt quá nhiều do vận động cường độ cao; cơ thể sẽ tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường. Mồ hôi cũng được bài tiết nhiều khi sinh vật ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu hoặc buồn nôn. Và đương nhiên, khi nhiệt độ môi trường trở nên thấp thì mồ hôi sẽ tiết ra ít đi.
Những động vật có ít tuyến mồ hôi (ví dụ như ở loài chó) thì bốc thoát hơi nước bằng việc há miệng, thè lưỡi và thở hổn hển, nhờ đó nước trong khoang miệng và hầu sẽ có dịp bay hơi ra ngoài và làm giảm thân nhiệt tương tự như việc đổ mồ hôi.
ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU CƠ THỂ KHÔNG RA MỒ HÔI
Mồ hôi thường làm cho con người cảm thấy khó chịu nhưng bạn sẽ ngạc nhiên hơn nếu biết điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mình nếu không thể bài tiết ra mồ hôi:
Dễ bị nhiễm bệnh cơ hội: Bệnh cơ hội là khái niệm dùng để chỉ chung những bệnh được phát sinh sau khi môi trường cơ thể thay đổi (không bài tiết mồ hôi) mà nguồn gây bệnh luôn tiềm ẩn sẵn trong cơ thể (vi khuẩn, ký sinh trên da, trong lỗ chân lông).
Có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da: Các bệnh về da như nổi mụn nhọt, mụn trứng cá… sẽ được hạn chế khi mồ hôi thoát qua lỗ chân lông mở rộng, giải phóng độc tố trong da. Trường hợp bị viêm nhiễm da do virus hoặc bị nhiễm khuẩn da thường là do thiếu dermcidin (có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn) trong mồ hôi.
Tích tụ mầm bệnh: Quá trình bài tiết ra mồ hôi thúc đẩy khả năng miễn nhiễm của cơ thể. Mồ hôi thoát ra ngoài cơ thể qua da giúp đào thải các mầm bệnh có hại ra khỏi cơ thể, phòng tránh được nhiều bệnh tật, làm giảm tác động xấu của các chất ô nhiễm gây hại. Vì thế mồ hôi toát ra không khác gì một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp cơ thể phòng chống bệnh tật.
Bị sỏi thận: Trong thành phần mồ hôi có muối do đó việc đổ mồ hôi sẽ giúp loại bỏ 1 phần muối ra khỏi cơ thể. Những trường hợp không đổ mồ hôi sẽ làm cho muối canxi trong cơ thể dần dần tích tụ khiến hình thành sỏi thận.
Tâm trạng mệt mỏi: Quá trình đổ mồ hôi trong những vận động thể thao giúp giải phóng hormone endorphin có tác dụng làm cho cơ thể sảng khoái. Ngược lại, với những người ít vận động hay ra ít mồ hôi sẽ thường thấy tinh thần mệt mỏi vô cùng.
Khó lành vết thương: Trong mồ hôi có chứa tế bào gốc có lợi trong việc chữa lành vết thương trên da.
Và một điểm đặc biệt không thể quên kể đến nếu cơ thể không thoát mồ hôi chính là một làn da khô ráp và không có độ mịn.
Như những thông tin bên trên, các bạn có thể thấy mồ hôi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bởi vậy, nếu thấy cơ thể có bất thường như không thể thoát ra mồ hôi thì hãy đi khám để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này ngay lập tức.
THẾ CÒN VIỆC BỊ RA NHIỀU MỒ HÔI CÓ LÀ BIỂU HIỆN BỆNH GÌ KHÔNG?
Mồ hôi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn nhiều căn bệnh khác nhau nếu ra nhiều mồ hôi một cách bất thường.
Bệnh hôi nách: Không chỉ vận động mới tiết mồ hôi mà ngay cả khi bình thường, không có sự vận động mồ hôi của bạn vẫn chảy ướt áo. Đặc biệt khi cơ thể bị căng thẳng, có cảm xúc thái quá thì lượng mồ hôi tiết ra càng nhiều, tập trung chủ yếu ở vùng da tay, da chân và 2 bên nách. Không có thêm bất kỳ triệu chứng kèm theo nào thì có thể bạn đã mắc phải chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật – ra nhiều mồ hôi. Ra nhiều mồ hôi ở nách chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh hôi nách – nỗi lo lắng của rất nhiều người.
Đường huyết thấp: Theo nhịp sinh học của cơ thể thì hocmone insulin luôn được sản sinh ra để điều chỉnh lượng đường glucoza trong máu. Khi lượng đường trong máu thấp nó sẽ khiến cơ thể giải phóng adrenaline khiến cơ thể đổ mồ hôi.
Gặp vấn đề về tuyến giáp: Sự tăng sinh các hocmone tuyến giáp sẽ làm tăng kích thích tuyến mồ hôi khiến lượng mồ hôi ra nhiều một cách bất thường.
Bệnh ung thư: Lượng mồ hôi bỗng dưng ra nhiều bất thường, đặc biệt là vào ban đêm là một trong những triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư mà bạn có thể mắc phải. Đặc biệt cảnh giác với ung thư máu thể lymphoma - một loại ung thư bạch cầu ác tính dễ gây tử vong cho người bệnh.
Do đó, khi thấy có những bất thường đáng nghi kèm theo những triệu chứng chảy máu, đau… thì bạn nên đi kiểm tra xét nghiệm tại phòng khám đa khoa Thái Hà, đảm bảo để loại trừ khả năng mắc bệnh hay phát hiện bệnh sớm sẽ có hướng điều trị tốt hơn.
Mồ hôi của con người có nhiều tác dụng và đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe rất tốt. Vì vậy mà mọi người cần đề cao tinh thần trách nhiệm với tuyến mồ hôi của chính mình. Thường xuyên vệ sinh thân thể vào mùa hè để tuyến mồ hôi làm việc được hiệu quả hơn.
👩⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:
☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.
👩⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.