1. Chuẩn đoán:
Chuẩn đoán giấc ngủ không thực tổn theo tiêu chuẩn của ICD10:
- Phàn nàn cả về khó đi vào giấc ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, hay chất lượng giấc ngủ kém.
- Rối loạn giấc ngủ đã xảy ra ít nhất là ba lần trong một tuần trong ít nhất một tháng.
- Rối loạn giấc ngủ gây nên sự mệt mỏi rõ rệt trên cơ thể hoặc gây khó khăn trong hoạt động chức năng lúc ban ngày.
- Không có nguyên nhân tổn thương thực thể, như là tổn thương hệ thần kinh hoặc những bệnh lý khác, rối loạn hành vi, hoặc do dùng thuốc.
2. Triệu chứng lâm sàng:
2.1. Các triệu chứng về giấc ngủ:
- Thời lượng giấc ngủ giảm:
+ Tất cả các bệnh nhân đều giảm số lượng thời gian giấc ngủ, chỉ ngủ được 3-4 giờ/24 giờ, thậm chí có bệnh nhân thức trắng đêm.
+ Theo Schneider – Helmert (1987): Trung bình giảm 74 phút so với người bình thường. Còn Lilfenberg và Cs (1988) thấy giảm hơn 1 giờ so với người bình thường.
- Khó đi vào giấc ngủ: Đây là than phiền hay gặp đầu tiên. Bệnh nhân không thấy cảm giác buồn ngủ, trằn trọc, căng thẳng, lo âu. Thường mất từ hơn 30 phút đến 1h30 phút mới đi vào giấc ngủ.
- Hay tỉnh giấc vào ban đêm: Giấc ngủ của bệnh nhân bị chia cắt ra, giấc ngủ chập chờn, không ngon giấc, thường tỉnh giấc và khi đã tỉnh giấc thì rất khó ngủ lại. Theo Schneider và Helmert thấy bệnh nhân mất ngủ thường thức giấc nhiều hơn 2 lần một đêm so với người ngủ tốt.
- Hiệu quả của giấc ngủ: Hiệu quả giấc ngủ được tính theo công thức như sau:
+ Số giờ ngủ/ Số giờ nằm trên giường x 100%.
+ Ở người bình thường hiệu quả giấc ngủ từ 85% trở lên, còn người mất ngủ hiệu quả giấc ngủ giảm đi nhiều tùy theo mức độ mất ngủ, nếu nặng có thể giảm xuống dưới 65%.
- Thức giấc sớm: Đa số bệnh nhân phàn nàn là ngủ ít quá, tỉnh dậy sớm. Các bệnh nhân thường có thói quen nằm lại trên giường để xem có thể ngủ lại được không, vì vậy nhiều khi họ rời khỏi giường rất muộn so với lúc họ chưa bị mất ngủ.
- Chất lượng giấc ngủ: Có sự khác biệt lớn giữa người ngủ tốt và người mất ngủ.
+ Người ngủ tốt sau một đêm thấy cơ thể thoải mái, mọi mệt nhọc biến mất vẻ mặt tươi tỉnh.
+ Người mất ngủ sau một đêm không đem lại sức lực và sự tươi tỉnh, một giấc ngủ chập chờn đôi khi khó xác định được là có ngủ hay không ngủ. Diện mạo vẻ mặt mệt mỏi, hai mắt thâm quầng, dáng vẻ chậm chạp, hay ngáp vặt.
2.2. Các triệu chứng liên quan đến chức năng ban ngày:
- Trạng thái kém thoải mái, mệt mỏi vào ban ngày: là hậu quả của trạng thái thiếu hụt giấc ngủ. Bệnh nhân mô tả thấy suy yếu, thụ động, ít quan tâm đến công việc luôn luôn suy nghĩ tập trung vào sức khỏe và giấc ngủ của họ. Khó hoàn tất các công việc trong ngày, kém thoải mái về cơ thể và giảm hứng thú trong công việc tiếp xúc với gia đình và bạn bè.
- Sự cảnh tỉnh chủ quan vào ban ngày đặc biệt giảm hơn vào lúc trưa, chiều 12h-16h. Ngủ gà nhiều vào buổi trưa và hoạt động kém vào lúc 20 giờ và lúc đi ngủ. Như vậy cả ngày sự cảnh tỉnh của họ xấu hơn so với người bình thường.
2.3. Các rối loạn tâm thần kèm theo:
Các triệu chứng tâm thần thứ phát sau mất ngủ:
- Khó tập trung chú ý, hay quên.
- Trạng thái trầm cảm tâm căn nhẹ.
- Lo âu kéo dài.
- Dễ ức chế cảm xúc và không có khả năng chế ngự được sự cáu gắt, bực tức của minh. Sự lo âu có thể xảy ra vào ban ngày nhưng thường tập trung vào buổi tối nhất là lúc chuẩn bị đi ngủ ( lo rằng minh lại không đi ngủ được).
3. Điều trị:
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Thầy thuốc nên tư vấn cho người bệnh có thể điều chỉnh giấc ngủ của mình bằng cách thay đổi những thói quen thường ngày như:
- Thư giãn trước khi ngủ.
- Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ.
- Chỉ sử dụng đến giường ngủ khi đã buồn ngủ.
- Tránh các giấc ngủ gà ban ngày. Tuy nhiên người bệnh có thể ngủ khoảng 30 phút vào mỗi buổi trưa.
- Bữa tối chỉ nên ăn nhẹ, tránh ăn quá no dễ dẫn đến hiện tượng mất ngủ.
=============================================================
👩⚕️CHUYÊN GIA TƯ VẤN SỨC KHỎE - ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y - Thuocdongy365.com
☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.
👩⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.