1. Khái niệm:
- Mất ngủ là một triệu chứng thường gặp trên lâm sàng, thuộc phạm vi chứng thất miên của y học cổ truyền (YHCT). Chứng mất ngủ có khi xuất hiện đơn độc, có khi xuất hiện cùng các chứng nhức đầu, chóng mặt hay quên. Tình hình có nặng nhẹ khác nhau: nhẹ thì khó ngủ, khi ngủ dễ tỉnh. Nặng thì suốt đêm không ngủ được. Chữa chứng mất ngủ, sách Cảnh nhạc nói “ Biết rõ được hai chữ tà chính là được”. Bởi vì: “ Ngủ vốn là âm mà thần làm chủ. Thần yên thì ngủ, thần không yên thì không ngủ, mà sở dĩ không yên là vì có tà khí quấy nhiễu, hoặc là vì vinh khí không đủ. Có tà thì phần nhiều thuộc thực, không tà thì phần nhiều là hư”.
- Tuệ Tĩnh trong “Nam dược thần hiệu” cho rằng “ mất ngủ có ba nguyên nhân là người già yếu dương khí suy hay sau khi ốm khỏi còn yếu mà không ngủ được, đàm tụ ở đởm kinh, thần không yên mà không ngủ; lại có chứng tâm kinh nóng phiền, đởm kinh lạnh mà không ngủ được”.
- Hải Thượng Lãn Ông trong “ Y trung quan kiện” cho rằng “ Tâm là nơi chưa thần, thông nhiếp huyết mạch; can là nơi chứa hồn, chứa huyết; tỳ là nơi chứa ý và sinh huyết. Phàm chứng mất ngủ là do âm hư huyết kém; thần, hồn và ý đều bị thương tổn. Cho nên về phép chữa và xử phương cũng không ngoài ba kinh tâm, can và tỳ”.
2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của mất ngủ:
Khí huyết trong cơ thể hư suy, không nuôi dưỡng được tâm hoặc lo nghĩ quá độ mà ảnh hưởng đến tâm tỳ. Nguồn sinh hóa huyết dịch bị tiêu hao, không thể dưỡng tâm để tang thần sẽ dẫn đến mất ngủ.
- Sợ hãi, lo lắng thái quá, không dám quyết đoán khiến tâm đởm khí hư thần hồn không yên gây mất ngủ.
- Thận âm hư không tiềm được dương, khống chế được hỏa, gây chứng tâm thận bất giao; hoặc thận tinh hư tổn, không sinh tủy, từ đó không nuôi dưỡng được não, làm cho não tủy không được nuôi dưỡng đủ mà gây mất ngủ.
- Ăn uống không điều độ gây thực tích đàm trệ, vị bất hòa dẫn đến mất ngủ.
⇒ BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ TỪ THẢO DƯỢC: