LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH MÌNH CÓ BỊ TĂNG HUYẾT ÁP HAY KHÔNG ?

Viết bởi ThuocdongyDsl.com (Tel: 0968 556 133). vào

1. Định nghĩa:

- Tăng huyết áp (THA) la một bệnh rất thường gặp, tỷ lệ mắc THA đang tăng nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam. THA nguy hiểm vì nếu không được kiểm soát sẽ gây nên các biến chứng ở cơ quan đích, đặc biêt là não, tim, thận, mạch máu và võng mạc.

- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội THA Quốc tế (ISH) đã thống nhất gọi là THA khi huyết áp tâm thu ≥ 140mgHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

2. Nguyên nhân:

95% THA ở người lớn không có căn nguyên, 5% còn lại có thể do:

  • Các bệnh về thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, sỏi thận, viêm thận kẽ, hẹp động mạch thận.
  • Các bệnh hệ tim mạch: Hở van ĐMC (THA tâm thu đơn độc), hẹp eo ĐMC (THA chi trên), bệnh vô mạch Takayasu, hẹp, xơ vữa ĐMC bụng ảnh hưởng ĐM thận.
  • Các bệnh nội tiết: U tủy thượng thận (jhPheochromocytoma), Cushing, cường Aldosteron, cường giáp, cường tuyến yên.
  • Do dùng 1 số thuốc: Cam thảo, các thuốc cường α giao cảm, thuốc tránh thai.
  • Một số nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén, yếu tố tâm thần.

Các yếu tố nguy cơ (YTNC) mắc THA:

  • Các YTNC không thể thay đổi được: Tuổi: nam giới ≥ 55, nữ giới ≥ 65; Giới tính: nam giới hoặc nữ giới đã mãn kinh; Tiền sử gia đình có người cùng huyết thống bị THA; Chủng tộc.
  • Các YTNC có thể thay đổi được: Chế độ ăn nhiều muối; Hút thuốc lá; Rối loạn Lipid máu; Đái tháo đường; Béo phì; Ít vận động thể chất; Stress.

3. Chuẩn đoán:

3.1.  Đo huyết áp:

  • Cần thiết phải đo được trị số huyết áp để chuẩn đoán xác định THA.
  • Đo HA tại cơ sở y tế:

+ Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi, không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến HA (cà phê, thuốc lá).

+ Bệnh nhân nên ngồi ghế tựa, tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu ngang mức tim.

+ Trong 1 số trường hợp đặc biệt cần đo cả tư thế nằm và ngồi, hoặc đứng và đo HA tứ chi.

+ Bề rộng băng đo HA nên bằng 80% chu vi cánh tay.

+ HA tâm thu tương ứng với pha I của Korotkoff (xuất hiện tiếng đập đầu tiên) và HA tâm trương ở pha V (mất tiếng đập).

+ Cần đo HA nhiều lần, tối thiểu 2 lần cách nhau ít nhất 5 phút và lấy giá trị trung bình.

+ Chẩn đoán xác định THA khi bệnh nhân có HA ≥ 140/90mmHg qua ít nhất 2 lần thăm khám.

  • Đo HA bằng máy đo HA 24 giờ (Holter HA):

+ Chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân có THA áo choàng trắng, THA cơn, THA kháng trị, tụt HA do dùng một số thuốc hạ áp.

+ Chẩn đoán THA khi HA trung bình trong 24 giờ ≥ 125/80mmHg, hoặc HA trung bình ban ngày ≥ 135/85mmHg, hoặc HA trung bình ban đêm ≥ 120/70mmHg.

  • Khai thác bệnh sử: Hỏi bệnh nhân nhằm khai thác:

+Tiền sử bản thân và gia đình về các bệnh lý tim mạch (suy tim, THA, tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên), ĐTĐ, rối loạn chuyển hóa Lipid…

+ Thời gian mắc THA, mức độ THA.

+ Các thuốc điều trị THA đã dùng: Liều lượng, mức độ đáp ứng, tác dụng phụ.

+ Các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống.

3.2. Chẩn đoán xác định:

THA được chẩn đoán xác định khi trị số HA đo được ≥ 140/90mmHg ở ít nhất 2 lần đo đúng, cách nhau tối thiểu 5 phút.

============================

👩‍⚕️ TƯ VẤN SỨC KHỎE BỞI CÁC DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC- HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÃN TÍNH BẰNG THẢO DƯỢC ĐÔNG Y:

☎️ Tel – Zalo - Fb: 0968.556.133 - 0931.699.116.

👩‍⚕️ Email: ThuocdongyDsl@gmail.com

👩‍⚕️Tôn chỉ chữa bệnh:“Chữa bệnh phải tìm đến gốc - Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi – Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large